Theo đó, để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, các nhà trường cần thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường như: thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng; độ giãn cách,... theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tập huấn và giao nhiệm vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường quy trình phòng, chống dịch bệnh để thực hiện và hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học.
Có biện pháp tổ chức dạy học theo từng khối/lớp và nhóm học sinh để thực hiện giãn cách hợp lý, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên.
Khi học sinh đi học trở lại, các cơ sở giáo dục cần thực hiện việc đảm bảo an toàn theo 3 thời điểm: trước khi đến trường; khi đến trường và kết thúc mỗi buổi học.
Bộ lưu ý học sinh không đến trường khi đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế. Nếu học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải nghỉ ở nhà, thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
Gia đình kiểm tra thân nhiệt cho trẻ mầm non, học sinh; sinh viên, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường tự đo thân nhiệt trước khi đến trường. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trên đường đến trường.
Các trường thực hiện nghiêm việc giãn cách khi ra khỏi cổng
Khi học sinh đến trường, không cho phụ huynh, người không có nhiệm vụ vào trường. Nhà trường bố trí người đón và giao nhận trẻ mầm non, học sinh tiểu học tại cổng. Thực hiện việc đo thân nhiệt cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trước khi vào trường, lớp.
Bố trí chỗ ngồi giữa 2 học sinh có khoảng cách phù hợp theo hướng dẫn của ngành Y tế; theo dõi và thường xuyên nhắc nhở học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo giãn cách ngoài lớp học, phòng làm việc; không dùng chung các đồ dùng cá nhân.
Kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện có học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên có biểu hiện không bình thường về sức khỏe để có biện pháp xử lý.
Các trường học bố trí khu vực cách ly. Ảnh: Thanh Hùng |
Tổ chức chào cờ và các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng lớp; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp để tạo giãn cách và giám sát, nhắc nhở học sinh không tụ tập trong giờ ra chơi.
Tổ chức lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, cầu thang, phương tiện đưa đón học sinh theo quy định.
Kết thúc mỗi buổi học, các nhà trường thực hiện nghiêm việc giãn cách khi ra khỏi cổng trường, đeo khẩu trang trên đường về nhà.
Các trường duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định; kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
Các bước xử trí trường hợp nghi mắc Covid-19
Khi phát hiện có học sinh mắc một trong các triệu chứng như sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học, Bộ yêu cầu các nhà trường thực hiện cách ly y tế theo 5 bước:
Bước 1: Giáo viên cho lớp học tạm ngừng học, thực hiện biện pháp hạn chế tiếp xúc giữa người nghi ngờ với những người khác trong khoảng cách dưới 02 mét.
Bước 2: Giáo viên liên hệ với nhân viên y tế/giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học để thực hiện nhiệm vụ cách ly và điều tra dịch tễ.
Bước 3: Cán bộ y tế trường học phải được trang bị trang phục, dụng cụ y tế (đeo khẩu trang y tế, găng tay, trang phục y tế) thực hiện việc cung cấp khẩu trang y tế cho người nghi ngờ và hướng dẫn đeo đúng cách.
Bước 4: Cán bộ y tế trường học đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Bước 5: Cán bộ y tế trường học thực hiện việc khai thác tiền sử tiếp xúc dịch tễ của người nghi ngờ. Cụ thể, thực hiện việc hỏi trực tiếp đối với học sinh THPT, sinh viên, học viên: thực hiện việc hỏi trực tiếp.
Còn đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS thì mời cha mẹ đến trường để phối hợp hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và thực hiện các biện pháp xử lý.
Đồng thời, thực hiện các bước xử trí sau khi điều tra dịch tễ.
Trường hợp người nghi ngờ không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ, cán bộ y tế trường học đưa học sinh, sinh viên, học viên hoặc phối hợp với cha mẹ đưa trẻ mầm non, học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời. Giáo viên tiếp tục cho lớp học học tập trở lại.
Trường hợp người nghi ngờ có yếu tố tiếp xúc dịch tễ, cán bộ y tế trường học phối hợp với trạm y tế xã hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương để đưa người có biểu hiện nghi ngờ đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị. Việc vận chuyển người nghi ngờ phải thực hiện đúng theo quy định về phòng chống lây nhiễm.
Nhà trường thông báo cho học sinh nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Thường xuyên liên lạc với học sinh, gia đình để cập nhật tình hình sức khỏe. Tiến hành thực hiện khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thanh Hùng
- Để đảm bảo giãn cách xã hội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu khoảng cách giữa các học sinh trong lớp là 1,5m và mỗi phòng học không quá 20 em.
" alt=""/>Trường học bố trí giờ vào học, giải lao xen kẽ giữa các lớpBé Hoàng Thị Hà Vy đã được ghép da lần 2, sức khỏe đã ổn định |
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ bé là người dân tộc thiểu số, nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào ít nương trồng ngô, cái ăn cái mặc luôn thiếu thốn.
Để có tiền đưa con đi viện cấp cứu, gia đình chị Long Thị Hồi phải vay mượn khắp nơi, từ anh em, bạn bè cho đến hàng xóm. Số tiền ấy đến nay cũng đã cạn. Mỗi ngày tiền thuốc, bỉm, sữa cho con, bữa ăn hàng ngày cả hai vợ chồng tiêu tốn cả vài trăm nghìn.
Sau khi hoàn cảnh của Vy được đăng tải trên báo VietNamNet, bé đã hận được nhiều sự giúp đỡ từ phía bạn đọc. Ngày hôm nay gặp lại, trò chuyện với chúng tôi, chị Hồi đã vơi bớt phần nào lo lắng: “Cháu Vy đã đỡ nhiều rồi, không còn khóc như những ngày mới nhập viện nữa. Bác sĩ nói cháu còn phải phẫu thuật ít nhất một lần nữa mới được chuyển lên phục hồi chức năng. Nhìn con con gái khỏe lại vợ chồng tôi vui lắm, cũng là nhờ sự tận tình chăm sóc của các bác sĩ và các nhà tâm giúp đỡ cháu mới có được như ngày hôm nay”.
Phạm Bắc
Nhìn cậu con trai ngày một suy yếu, cơ thể gầy mòn héo hon, cha mẹ bé run rẩy lo sợ căn bệnh quái ác sẽ cướp con đi bất cứ lúc nào.
" alt=""/>Bé gái Hoàng Thị Hà Vy đang dần phục hồi sau bỏng nặngPhải nói rằng, khi bắt đầu tính tới chuyện tái ký hợp đồng đối với HLV Park Hang Seo sau hàng loạt thành công suốt 2 năm qua điều mà VFF lo lắng bậc nhất chính là vấn đề tài chính.
Bởi như đã nói, VFF từ trước đến nay dù là một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng để tự chủ về tài chính thì gần như chưa thể. Chính bởi điều này, việc đứng trước những yêu cầu về tiền lương cao hơn (dự kiến gấp đôi hoặc ba) so với bản hợp đồng cũ rõ ràng từ phía đại diện của ông Park thực sự khó khăn.
HLV Park Hang Seo và VFF sẽ tái ký hợp đồng... |
Nhưng vấn đề lương bổng, chế độ của thuyền trưởng tuyển Việt Nam sẽ được giải quyết nếu như VFF tìm được sự đồng thuận, hỗ trợ của hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước bằng sự minh bạch, có mục tiêu và xứng tầm.
Mong mỏi có những doanh nghiệp trong nước đủ lực, đủ tầm hỗ trợ VFF rộng đường tính cho hợp đồng của HLV Park Hang Seo mà còn ở những mục tiêu ở thì tương lai rốt cuộc cũng đã có lời giải ít ngày trước khi ngồi vào bàn đàm phán với thuyền trưởng tuyển Việt Nam.
Cụ thể, một tập đoàn đa ngành nghề lớn nhất Việt Nam đã quyết định hỗ trợ sâu hơn trong các năm tới từ đào tạo trẻ, tập huấn cho đội tuyển... sẽ mở đường để VFF thảnh thơi hơn tính đến hợp đồng cho ông Park trong thời gian tới.
chỉ đợi VFF thay đổi...
Nhìn những gì vừa diễn ra, dường như câu chuyện về tài chính của VFF đã dễ thở hơn để bây giờ có thể bước đến bàn đàm phán với HLV Park Hang Seo cùng trọng tâm là mục tiêu, kế hoạch phát triển như thế nào trong tương lai mà thôi.
Và tương tự như thế, điều mà chiến lược gia người Hàn Quốc cần nhất ở VFF trong bản hợp đồng thứ hai với bóng đá Việt Nam không ngoài vấn đề chính: Làm thế nào để duy trì cũng như phát triển thành công suốt thời gian qua mà ông đã xây dựng.
nếu như cả đôi bên đồng thuận có được tiếng nói chung để tuyển Việt Nam phát triển |
Nghe thì có vẻ như dễ dàng, nhưng thực tế lại rất khác bởi để tìm được tiếng nói chung cũng như lên được một kết hoạch dài hơi cho đội tuyển, cho bóng đá Việt Nam không chỉ nằm ở trên giấy, hay nói suông mà thôi.
Có nghĩa VFF hay HLV Park Hang Seo cần phải có sự đồng thuận về mặt mục tiêu có tính chiến lược, dài hơi hơn cho các đội tuyển thay vì chỉ tính trong phần thời gian hợp đồng vốn dĩ thường mang tính chất nhiệm kỳ như đã thấy suốt thời gian vừa qua.
Cụ thể hơn nữa, và như ông thầy người Hàn Quốc đã từng chia sẻ rằng điều mà bản thân muốn, cũng như phải thấy được từ VFF là việc phải củng cố lại hệ thống thi đấu trong nước hợp lý hơn, phát triển đồng bộ công tác đào tạo trẻ... Cùng với đó các đội tuyển phải được tạo cơ hội giao hữu, cọ xát với những đối thủ mạnh để phát triển.
Tất cả những điều mà ông Park muốn thực tế chẳng phải mới mẻ, nhưng ít nhất vào lúc này là cấp thiết khi đội tuyển hay bóng đá Việt Nam đã có được bộ mặt rất khác kể từ khi chiến lược gia người Hàn Quốc đến.
Vậy nên mới nói, HLV Park Hang có tái ký hợp đồng hay không đang phụ thuộc và tư duy của VFF mà thôi!
Duy Nguyễn
" alt=""/>VFF lo xong tiền lương,HLV Park Hang Seo chờ... cú hích mới gật